Chống thấm có quan trọng không? – Hãy để chúng tôi lý giải – Công Ty TNHH TV TK XD THÀNH AN

Chống thấm có quan trọng không? – Hãy để chúng tôi lý giải

1277
0
Share:

Với các trường hợp cần chống thấm
Thấm tại tầng hầm, móng, chân tường, cống, rãnh,hố thang máy
Thấm tại bể phốt, bể nước (ngầm, nổi).bể bơi
Thấm tại tường (vách ngăn), sàn hoặc nền nhà, hộp kỹ thuật, hệ thống nước, cổ ống, khu vệ sinh và các khu vực liên quan
Thấm tại tường ngoài, mái ( trần ), sàn ban công, lô gia, sê nô , hệ thống thoát nước mái
Thấm tại các vị trí tiếp giáp giữa một hoặc nhiều loại vật liệu: Cửa sổ, cửa chính,hệ thống thông hơi , miệng phiễu( cổ ống)…

CHỐNG THẤM – CHỐNG DỘT
Theo quá trình đô thị hóa hiện nay. Hiện tượng thấm dột ngày nay đã trở nên phổ biến . Để khắc phục các hậu quả của hiện tượng này cần các gia chủ phải bỏ ra một khoản đầu tư không nhỏ . Hơn thế nữa có những trường hợp phải thi công chống thấm nhiều lần do đơn vị thi công không đánh giá hết được các nguyên nhân gây ra thấm. Nói thấm gây ra nhiều phiền toái là không đủ.

Thấm tại tầng hầm, móng, chân tường, cống
Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân gây ra thấm ở những vị trí này. Nhưng phổ biển nhất thì thấm thường xảy ra tại mạch ngừng khi đổ bê tông, lỗ bu lông, đường ống kỹ thuật xuyên qua tường và đáy, tầng hầm bị lún nứt vì nền yếu, có một số trường hợp là lỗi thiết kế không đúng độ dày bê tông cốt thép,thi công không kỹ tạo ra nhiều mạch mao dẫn tạo điều kiện nước thẩm thấu vào trong nhà. Hậu quả:biểu hiện dầu tiên là các vết loang lổ. sau đó là bong tróc các lớp vữa , ma tít, sơn, tường bị sùi trông rất rõ ràng , sau đó là sự xuất hiện các vết đọng nước, nấm mốc . Nếu để lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng khi mưa hay nền hầm thấm hơn mạch nước ngầm thì tầng hầm sẽ xuất hiện những vũng nước lớn . vai trò của tầng hầm bị xóa bỏ.

Thấm tại bể , bể phốt
Nguyên nhân: các công trình này thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nước. Tại các bề mặt tiếp xúc với nước sẽ phải chịu áp suất thủy tĩnh. Áp suất này thay đổi theo mực nước trong bể . Hơn nữa trong những trường hợp là bể ngầm thì sẽ phải chịu áp lực của nước từ hai phía. (phía trong do nước của bể, phía ngoài do tầng nước ngầm) . Theo thời gian bề mặt vật liệu sẽ dần bị thoái hóa vì hiện tượng mao dẫn (xem bài nguyên nhân thấm dột) . Dưới tác dụng của các lực trên và các ngoại lực khác như nhiệt độ. va chạm cơ học việc thấm sẽ xảy ra Hậu quả:Có thể lúc đầu là không lớn và không nhận thấy được đặc biệt là bể ngầm. Song với bể nổi thì lại có thể thấy rõ. Các biểu hiện rõ nhất. là mọc rêu tại chân, cổ ống nối với bể . Có những trường hợp thợ xây dùng không đúng tỷ lệ vật liệu. (thường cho quá nhiều xi măng).

Thấm tại tường, vách ngăn, sàn nhà
Nguyên nhân: Các khu vực này được bổ trí ở trong nhà nên nguyên nhân gây thấm thường do các nguồn nước sử dụng : bể, bồn tắm, khu vệ sinh… hoặc do hệ thống câp và thoát nước sinh hoạt thường tại cổ ống hoặc mối tiếp giáp
Hậu quả: Là những nơi được dung làm không gian sinh hoạt nên chỉ với những biểu hiện nhỏ của thấm như vết loang lổ. sùi sơn, bong tróc matit .. đã gây cảm giác khó chịu . Gây mất mỹ quan , Về lâu dài . Không khí ẩm thấp với nền nhiệt độ tương đối ổn định trong nhà là điều kiện rất tốt để các bệnh về hô hấp, da liễu..vv phát triển . Làm ảnh hưởng dến sức khỏe của các thành viên trong nhà

Thấm tại mái , trần, sàn ban công, hệ thống thu và thoát nước
Nguyên nhân: Nguồn thấm chủ yếu là nước mưa. Do Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nên các khu vực này thường chịu tác động trực tiếp của khí hậu. Nắng, gió, độ ẩm, bức xạ ..vv. Những năm gần đây do diện tích có hạn. Nên những kết cấu có tác dụng để che nắng, mưa, chắn gió như ban công, lôgia, cửa chớp, ô văng (mái nhỏ vươn ra từ phía trên cửa sổ để che mưa, nắng), mành mành thường ít được chú ý hoặc bị loại bỏ hẳn. Kiểu kiến trúc thường thấy tại đô thị là kiểu căn hộ liền kề nên phía tường liền kề thường không được trát vữa, sơn hoàn thiện. Mà thường để trần. Chính vì vậy những kết cấu càng dễ bị thấm tại những vị trí trên Hậu quả:Tương tự với trường hợp 3. Kinh nghiệm cho thấy hiện tượng này thường gặp nhiều nhất.

Thấm tại các vị trí tiếp giáp, khe tiếp giáp
Nguyên nhân: Thấm tại các vị trí này, thường tại vị trí tiếp giáp giữa khối xây(tường gạch) và kết cấu bê tông, gỗ, sắt..vv.. Tại những khe này liên kết giữa các lớp vật liệu lỏng lẻo. Thời gian đầu có thể không xuất hiện các vết nứt rạn. Nhưng với các tác động ngoại vi và nội tại như: sụt lún, dãn nở không điều, chịu các tác động cơ học, nhiệt độ … Sau khoảng 2-3 năm chúng sẽ xuất hiện. Hậu quả:Theo nguyên nhân trên thì theo lý thuyết bất kỹ chỗ nào tiếp giáp cũng có thể bị thấm. Mà nguồn gây thấm lại có thể do nước mưa hoặc nước sử dụng. Do vậy việc tìm ra nguyên nhân và khắc phục rất khó khăn. Chống thấm lúc này chỉ là chạy theo. Không chủ động được vì vết nứt mới tại các điểm chưa chống thấm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Share: